Những người giữ đình xứ Đoài: Những người lính Tường Phiêu
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.Ông già Ia Nueng - truyện ngắn của Li Phan (Gia Lai)
Theo đó, chiều 5.3, Công an xã Vĩnh Lộc A tiếp nhận trình báo của anh T.V.L (34 tuổi, quê Kiên Giang, hiện ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) về việc bị 1 nam thanh niên hành hung sau va chạm xe máy.Cụ thể, khoảng 17 giờ 45 phút cùng ngày, anh L. đang chạy xe máy trên đường Rạch Cầu Suối, khi đến trước một căn nhà không số ở ấp 14, xã Vĩnh Lộc A thì bị một nam thanh niên chặn đánh.Vào cuộc xác minh, Công an xã Vĩnh Lộc A đã mời Nguyễn Hoàng Tài (19 tuổi, ở huyện Hóc Môn), là người điều khiển xe máy, dùng tay đánh anh L. lên làm rõ. Công an đã lập hồ sơ, lấy lời khai của Tài để xử lý theo quy định.Trước đó, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh nam thanh niên chạy xe máy chở theo nữ học sinh thì xảy ra va chạm với xe máy của người đàn ông chạy hướng ngược lại. Dù va chạm rất nhẹ, nam thanh niên chở theo nữ học sinh dùng tay đấm liên tiếp vào mặt người đàn ông va chạm xe với mình.Người đàn ông bị đánh sau đó bỏ đi vào nhà người dân. Lúc này, nam thanh niên chở nữ học sinh mới lên xe máy và rời đi.
Chuyên gia tư vấn sức khỏe: 'Tìm hiểu tiêm HA trẻ hóa da'
Ngày 6.3, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) công bố danh sách tập trung đội tuyển U.22 Việt Nam đợt 1, năm 2025. Đây là đợt tập trung quan trọng để ban huấn luyện đánh giá sơ bộ chất lượng cầu thủ thông qua giải bóng đá quốc tế CFA Team China 2025 do Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc tổ chức từ 20.3 đến 25.3 tại Giang Tô, với sự tham dự của 4 đội tuyển U.22 gồm: Việt Nam, Uzbekistan, Hàn Quốc và chủ nhà Trung Quốc. Và Viktor Lê là một trong những người được chọn. Trong nhóm tiền vệ trung tâm, Viktor Lê là cái tên nổi bật. Ở CLB Hà Tĩnh mùa này, anh được HLV Nguyễn Thành Công trao nhiều cơ hội khi có 13 lần ra sân và ghi được 1 bàn thắng. Tuy nhiên, để có thể chiếm suất đá chính, tiền vệ gốc Nga phải cạnh tranh một loạt đối thủ đáng gờm như Nguyễn Văn Trường (CLB Hà Nội), Nguyễn Thái Quốc Cường (CLB TP.HCM) hay Đinh Xuân Tiến, Nguyễn Quang Vinh (SLNA)...Tuy nhiên, Viktor Lê sẵn sàng đương đầu với thử thách. Anh chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Trước khi danh sách được công bố, tôi cũng đã rất mong đợi mình được gọi lên đội tuyển U.22 Việt Nam và xa hơn là được thi đấu tại SEA Games 33. Tôi sẽ cố gắng thể hiện thật tốt vì bóng đá là phải cạnh tranh". Trước khi được triệu tập, Viktor Lê đã có quốc tịch Việt Nam hồi đầu năm 2025. Anh chia sẻ: "Bố tôi là người Việt Nam nên quá trình trở thành công dân Việt Nam đối với tôi cũng khá thuận lợi. Tôi là người gốc Việt, với dòng máu Việt chạy trong mình nên việc có quốc tịch là một lẽ tự nhiên vậy. Tôi cũng thích nghi với mọi thứ như khí hậu, ẩm thực rất nhanh có sự khác biệt so với ở Nga. Tôi yêu những bờ biển dài, với bờ cát trắng ở Việt Nam. Tôi nghĩ mình sẽ sinh sống tại đây lâu dài". Trưởng thành từ lò đào tạo của CSKA Moscow, Viktor Lê có nền tảng, xuất phát điểm tốt để theo đuổi con đường bóng đá chuyên nghiệp. Thậm chí, anh còn sở hữu cơ hội phát triển sự nghiệp châu Âu. Tiền vệ sinh năm 2003 kể lại: "Trước đây, tôi đã cùng đội bóng Torpedo sang Ý thi đấu ở một giải có tới 50 đội tham gia. Thời điểm đó, tôi cứ ngỡ rằng chúng tôi phải về nước sớm nhưng không ngờ lại giành luôn chức vô địch. Sau đó, ban tổ chức tiếp tục mời chúng tôi sang thi đấu. HLV cũng dặn tôi rằng phải đá cẩn thận vào vì có nhiều tuyển trạch viên đến xem trực tiếp". Viktor Lê cũng nhận được sự chú ý, nhưng cuối cùng anh vẫn lựa chọn trở về Việt Nam: "Tôi nghĩ Đặng Văn Lâm và Mạc Hồng Quân là những tấm gương cho các cầu thủ Việt kiều trẻ noi theo. Thời điểm đó, tôi cũng được sự động viên của bố mẹ khi quyết định tìm kiếm cơ hội khẳng định ở quê hương. Tôi biết HLV Nguyễn Đức Thắng (từng dẫn dắt Viktor Lê ở CLB Bình Định) cũng như HLV Nguyễn Thành Công vì đã trao cho tôi nhiều cơ hội".
Những bài học tưởng chừng chỉ có cấp tiểu học, nhưng học sinh lớn nhất trong lớp cũng vừa bước qua tuổi 33. Không lương, không thưởng, không đồng nghiệp, chỉ có sự cần mẫn và yêu học sinh là thứ mà giữ "bà giáo" hằng ngày đến với lớp học tình thương. Bằng tất cả sự thấu cảm của mình, "bà giáo" đã mở ra cuộc đời mới cho nhiều học sinh "đặc biệt" trong lớp học đặc biệt của mình.
Một tuần cầm lái VinFast Vento S: Có đáng giá 56 triệu đồng?
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.